TỔNG QUAN VỀ HUYỆN NHÀ BÈ

Huyện Nhà Bè nằm về phía Đông Nam của Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 12 km.

Địa giới hành chính của huyện Nhà Bè:

  • Phía bắc giáp quận 7
  • Phía nam giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
  • Phía đông giáp sông Nhà Bè, ngăn cách với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và sông Soài Rạp, ngăn cách với huyện Cần Giờ
  • Phía tây giáp huyện Bình Chánh

Về điều kiện tự nhiên, huyện Nhà Bè nằm án ngữ trên đoạn đường thủy huyết mạch từ Biển Đông vào nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp với rừng Sác. Ở phía tây huyện Nhà Bè, con kênh Cây Khô nằm trên tuyến đường thuỷ từ đồng bằng sông Cửu Long về Thành phố Hồ Chí Minh.

Hệ thống sông ngòi chằng chịt thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới giao thông đường thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nước sâu đủ sức tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn cập cảng. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn nhân lực dồi dào, Nhà Bè đóng một vai trò quan trọng về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà Bè còn được xem là một vị trí có ý nghĩa đặc biệt về mặt chiến lược.

Do ở gần cửa sông, tiếp giáp với biển, nên nguồn nước ngọt dành cho sinh hoạt và sản xuất của huyện rất khan hiếm, vào mùa khô thường xuyên thiếu nước. Ngoài ra, những năm gần đây hiện tượng sạt lở đất đai xảy ra thường xuyên ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân.

HUYỆN NHÀ BÈ LÊN QUẬN

Làm việc về tình trạng sốt giá đất tại Thành Phố Hồ Chí Minh chiều 19/5, Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Lê Văn Khoa cho biết, đối chiếu các tiêu chí thì huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn chưa đáp ứng đủ để thành quận. Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố và lãnh đạo các địa phương đã công khai điều này.

Phó chủ tịch phụ trách khối giao thông – đô thị chỉ ra nguyên nhân khiến giá đất tăng thời gian qua là do một số dự án hạ tầng đường xá, bệnh viện đã được triển khai đồng bộ hoặc đưa vào hoạt động nên giao thông thuận tiện.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng rà soát, điều chỉnh quy hoạch, chủ trương xóa các dự án “treo” có diện tích lớn ở các quận, huyện vùng ven. Sau khi điều chỉnh dự án thì giá đất trở về giá trị thật – tăng so với giai đoạn còn vướng dự án.

“Giá đất tăng thời gian qua còn có tác động của những người trục lợi, thổi phồng sự tăng giá lên để kiếm lời”, ông Khoa nói và yêu cầu các sở ngành công khai thông tin cho người dân để chấm dứt việc sốt giá đất ảo.

Cụ thể như dự án xây cầu Bình Khánh nối huyện Nhà Bè và Cần Giờ hiện chỉ có chủ trương của Thủ tướng; Ủy Ban Nhân Dân thành phố đã từ chối dự án Marina city tại xã Trung An (huyện Củ Chi). Dự án đường trên cao từ Củ Chi về trung tâm thành phố mới là ý tưởng của một doanh nghiệp, chưa có cơ sở pháp lý.

Ông Khoa cũng đề xuất một số biện pháp như: các quận, huyện tăng cường quản lý về đất đai, không để tình trạng phân lô bán nền một cách tự phát; các ngân hàng thương mại quản lý chế độ cho vay bất động sản đúng quy định.

Khi xem xét sửa đổi Quyết định 33 về diện tích tối thiểu để tách thửa đất, các cơ quan chức năng phải bảo đảm lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và ngăn chặn tình trạng trục lợi đầu cơ đất đai làm phá vỡ quy hoạch.

“Trong thực tế, nguồn cung cho thị trường bất động sản bảo đảm, không bị khan hiếm. Chỉ riêng phân khúc đất nền có sốt giá ảo là do có dấu hiệu đầu cơ trục lợi”, ông Khoa khẳng định.

Phó Bí thư trường trực Thành ủy Tất Thành Cang thông tin thêm rằng, đến nay chưa có quy hoạch, cơ sở pháp lý nào về dự án 13.000 ha lấn biển Cần Giờ. Ở xã Trung An (Củ Chi) chỉ có quy hoạch hồ điều tiết chứ không có dự án đô thị.

Ông Cang cũng chỉ đạo các địa phương chấn chỉnh và tăng cường công tác giám sát, quản lý cán bộ công chức. Công an thành phố và công an các quận, huyện điều tra và xử lý những cò đất có dấu hiệu lừa đảo, lừa gạt, thổi giá không đúng sự thật để trục lợi.

Trước đó, trong văn bản gửi chính quyền Thành Phố Hồ Chí Minh, hiệp hội Bất động sản thành phố (Horea) cho rằng, đối tượng tăng giá ảo là đất nền do hoạt động tách thửa, phân lô theo Quyết định số 33/2014 của Ủy Ban Nhân Dân thành phố và đất vườn trong các khu dân cư nông thôn. Thậm chí có cả trường hợp một số khu đất nông nghiệp cũng bị phân lô bán giấy tay trái pháp luật.

Hiệp hội này cũng kiến nghị thành phố thông tin lại cho chính xác về việc chưa có chủ trương chuyển đổi huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn thành quận, hoặc thành lập tổ chức hành chính thành phố trong thành phố ở khu Đông, khu Nam, khu Tây.

Cùng với đó là kiến nghị thành phố yêu cầu các nhà đầu tư có ý định xây dựng các siêu đô thị ở Củ Chi, Cần Giờ nhanh chóng trình dự án, làm cơ sở xét duyệt theo quy định và sớm công bố kết quả, để người dân hiểu rõ thông tin. Việc này sẽ tránh bị giới đầu nậu và cò đất lợi dụng thổi giá, đẩy giá đất nền ở các khu vực này.

Horea cũng đề nghị Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh chỉ đạo nghiên cứu cơ chế, chính sách để quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản của giới đầu nậu, cò đất đang hoạt động với tư cách cá nhân không có đăng ký kinh doanh. Có trường hợp cò đất nấp bóng người chủ đất, hoặc nấp bóng doanh nghiệp để kinh doanh bất động sản trái quy định.

Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè nhìn nhận có thể Nhà Bè sẽ mất ít nhất 5 năm nữa để có thể trở thành một đô thị văn minh với hạ tầng giao thông và các thiết chế hoàn chỉnh.
Sở Nội vụ TP.HCM đang rà soát thực trạng kinh tế – xã hội, hạ tầng và các tiêu chí của huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè để quy hoạch thành quận.

Theo Phó chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, việc nâng từ huyện lên quận sẽ khiến cho bộ máy đủ lực để quản lý tốt hơn. Trong khi đó, lãnh đạo huyện Nhà Bè chia sẻ nhiều lo lắng trong việc đảm bảo các tiêu chí khắt khe của một quận.

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Lưu, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè nói:

“Khó khăn lớn nhất của Nhà Bè là kết cấu giao thông chưa hoàn chỉnh, từ đường giao thông nối các huyện bạn đến đường giao thông liên xã. Các trục Đông Tây, Nam Bắc đều thiếu đường giao thông chính, cầu bắc qua sông và kênh rạch”.

Nha Be can 5 nam moi co the tu huyen thanh quan hinh anh 1
Theo ông Nguyễn Văn Lưu, huyện Nhà Bè mới chỉ đô thị hoá 1/3, 2/3 còn lại vẫn mang đặc trưng nông thôn rõ nét. Ảnh: Lê Quân.
– Tốc độ đô thị hoá của một huyện ngoại thành như Nhà Bè hiện nay diễn ra thế nào?

– Nhà Bè chỉ có một xã và một thị trấn đã đô thị hoá hoàn toàn là thị trấn Nhà Bè và xã Phước Kiển. Tuy nhiên, đó chỉ là 2 trong số 7 đơn vị hành chính của toàn huyện.

Ở hai đơn vị này, rất nên thí điểm mô hình quản lý cấp phường và cấp quận. Khu vực này chủ yếu là chung cư, biệt thự với quy mô dân số rất đông. Tuy nhiên, hiện nay Phước Kiển vẫn đang duy trì mô hình công an viên, tức chỉ có công an không chính quy. Do vậy, nếu được quản lý theo mô hình phường, có công an chính quy, việc quản lý an ninh trật tự và hộ khẩu sẽ tốt hơn.

– Với tình hình hiện nay, theo ông, Nhà Bè cần lộ trình bao nhiêu năm để có thể chuyển đổi từ huyện lên quận?

– Lộ trình cụ thể thì chưa thể tính trước được. Tuy nhiên, theo quy hoạch chung của huyện, trong 5 năm tới, chúng tôi sẽ có thêm Khu đô thị Cảng Hiệp Phước và Khu đô thị do Hàn Quốc đầu tư. Nếu thực hiện theo đúng quy hoạch, đến thời điểm đó, Nhà Bè sẽ có bộ mặt của một quận văn minh, hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, hiện nay, việc thực hiện quy hoạch cũng rất khó ở nhiều khâu như giải phóng mặt bằng, quy hoạch chi tiết. Bên cạnh đó, cũng phải bảo đảm được hệ thống giao thông, khu vui chơi văn hoá, thể thao đáp ứng được nhu cầu của dân cư đô thị.

Nha Be can 5 nam moi co the tu huyen thanh quan hinh anh 2
Ông Nguyễn Văn Lưu, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè. Ảnh: P.G.D.
Dân số hiện nay của Nhà Bè là 160.000 người. Dự kiến, tới 2020, dân số theo quy hoạch là 540.000 người, gấp ba lần hiện nay.

– Liệu Nhà Bè có đi sau Bình Chánh và Hóc Môn trong việc nâng cấp từ huyện lên quận?

– Có thể là như vậy vì chúng tôi vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Tính chất nông thôn ở Nhà Bè còn chiếm tới 2/3, chỉ mới đô thị hoá 1/3.

Bên cạnh đó, huyện phải mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ, Lê Văn Lương. Nhà Bè hiện vẫn còn 4 cầu sắt cũ kỹ chưa được thay thế. Cây cầu nối quận 7 và Nhà Bè cũng chưa được xây dựng.

QUY HOẠCH MỚI CỦA QUẬN NHÀ BÈ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *